Bí quyết nấu món ăn chay tại nhà

BÍ QUYẾT NẤU MÓN CHAY



Nấu món chay vừa dễ mà cũng vừa khó, một số bí quyết từ khâu chọn nguyên liệu đến cách nấu, nêm nếm gia vị dưới đây sẽ giúp bạn.
Đại Nghĩa khoe tài nấu các món chay
10 món chay thanh đạm
4 món bún chay thanh nhã dễ làm
1. Lựa chọn nguyên liệu
Trong các bữa ăn chay, do nguyên liệu thường thiếu nhóm thực phẩm từ động vật nên để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, cần phối hợp nhiều loại thực phẩm khi chế biến. Ví dụ nấu nước dùng cần sử dụng đa dạng các loại củ quả như cà rốt (củ đậu), su su, mía lau, củ cải muối, lê… sẽ ngon và đảm bảo dinh dưỡng hơn là chỉ dùng một loại, hay các món xào cần kết hợp nấm, đậu, vài thứ rau hoặc củ.

Thịt là thực phẩm làm tăng cảm giác ngon miệng và giúp món ăn thêm đậm đà. Vì vậy khi nấu món chay, bạn hãy lựa chọn nhiều thực phẩm thay thế thịt để món chay không nhạt nhẽo, đảm bảo sự ngon miệng. Vị ngọt thịt có nhiều trong măng tây, cà chua, tảo biển, đậu, bắp và hành tây - hãy chú ý sử dụng chúng trong các món chay nhé!

Sử dụng những thực phẩm hơi dai vừa no lâu, vừa tạo cảm giác như nhai thịt làm nguyên liệu cho các món chay sẽ làm người ăn hứng thú hơn. Ví dụ: mỳ căn, đậu hũ chiên hoặc nướng, các loại đậu, măng khô, ngũ cốc nguyên hạt, đặc biệt là các loại nấm…

Ăn chay khiến nhiều người e ngại vì cho rằng thiếu một số khoáng chất như: kẽm, canxi, sắt… Vì vậy khi chế biến các món chay, các bạn nên lựa chọn những thực phẩm chứa nhiều khoáng chất như kẽm trong đậu, hạt (hạt dẻ, hạt điều); canxi trong bông cải xanh, cải thìa; i-ốt trong muối, tảo biển, sắt trong ngũ cốc thô, trái cây khô, các loại đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen), đậu hũ; B12 trong sữa đậu nành, ngũ cốc.

2. Gia vị và nêm nếm

Đối với món chay, gia vị như muối, đường, nước tương, hạt nêm… chỉ là phần nền cho món ăn, nếu chỉ sử dụng những loại gia vị này thì món ăn rất đơn điệu. Vì vậy, cần sử dụng thêm gia vị tạo mùi và tạo màu để món ăn thêm đặc sắc.

Bạn có thể lựa chọn gia vị tạo mùi có nguồn gốc thực vật từ thiên nhiên như bột cà ri, bột ngũ vị hương, bột quế, tương bần, chao, dầu mè, sả, ớt, tiêu, rau thơm… giúp người ăn thêm ngon miệng, có cảm giác như đang ăn món mặn. Khi nêm nếm món chay nên sử dụng gia vị có liều lượng vừa phải, không quá gắt, nhất là các vị cay và chua.


Nguyên liệu của món chay từ đậu, bột vốn có màu sắc trắng nhạt nhẽo, vì vậy sử dụng gia vị tạo màu từ thực vật như bột nghệ, gấc, lá dứa, màu điều, cà rốt, củ dền… sẽ giúp món ăn phong phú về màu sắc và thêm hấp dẫn.

3. Cách nấu
Với nguồn nguyên liệu hoàn toàn từ thực vật, việc nấu các món chay tưởng chừng đơn giản nhưng lại đòi hỏi một số bí quyết khác với cách nấu các món mặn để món ăn ngon miệng, hấp dẫn.

Khi ướp nguyên liệu để nấu, các bạn có thể ướp gia vị để món ăn thêm đậm đà, nhưng thời gian ướp không quá lâu, vì sẽ khiến thực phẩm dễ bị “ê” và giảm mất độ tươi ngon.

Trong món chay thường sử dụng rau củ quả là chính nên để đảm bảo vitamin và khoáng chất trong rau củ không bị hao hụt nhiều, cần nấu thức ăn vừa chín tới, nhất là các món rau xào, tránh nấu quá chín. Với những món hầm, kho, sau khi sôi, nhanh chóng hạ lửa để thức ăn được chín đều và không bị khô, không nên nấu thức ăn quá lâu trên lửa quá lớn.

Khi nấu các món chay, nhiều người lạm dụng việc chiên, xào. Việc sử dụng chất béo nhiều không những làm mất cân đối về dinh dưỡng, mà còn làm thực phẩm mất đi hương vị thơm ngon vốn có. Vì vậy, bạn nên hạn chế việc sử dụng chất béo khi làm các món chay.

4. Sáng tạo để chế biến món chay ngon, đẹp mắt


Nguyên liệu của món chay là từ thực vật. Nhưng với sự khéo léo của mình, các bạn có thể chế biến để món ăn hấp dẫn như những món mặn, ví dụ bạn có thể làm nem chay, thịt gà chay, giò chay... từ tàu hũ ky, các món nem từ đậu phụ, mộc nhĩ, nấm… Đặc biệt việc trang trí cho món ăn hấp dẫn với các loại rau củ sẽ giúp cho món chay của bạn trở nên ngon miệng hơn.

Câu chuyện Phật giáo




1/ Chú đại là gì? Ý nghĩa và việc trì chú đại bi:

Giải thích về Chú Đại Bi.

Trong tất cả Kinh điển và Mật Chú của Phật giáo đều chia làm hai phần: Phần hiển (Phần Kinh) và Phần mật (phần câu Chú).

Phần hiển: Là hiển bày ra ý nghĩa và chân lý trong Kinh để hành giả tụng niệm, hoặc nghiên cứu theo đó áp dụng tu tập, thì gọi là: “Tụng Kinh minh Phật chi lý,” để hiểu biết công năng của câu kinh và câu chú gọi là phần hiển. Ví dụ: Kinh Bát Nhã phần hiển từ “Quán tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã cho đến câu…..Cố thuyết Bát nhã ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết”: phần mật là phần câu chú: “Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề. Tát bà ha”
Kinh Lăng Nghiêm: phần tựa là từ “Diệu Trạm Tổng….cho đến hết lời tựa là phần hiển còn phần mật là 5 đệ Lăng Nghiêm

Phần hiển: Chú Đại Bi “Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi” câu Kinh này là phần hiển giải thích công năng và diệu dụng của 84 câu Chú ở sau, để giúp hành giả hiểu mà hành trì cho đúng mới có hiệu nghiệm.

Còn phần mật của Chú Đại Bi là phần “câu Chú” từ câu chú “tâm đà la ni cho đến câu 84. Ta bà ha” phần câu Chú là phần ẩn nghĩa chỉ là phạn ngữ chỉ có chư Phật mới thấu hiểu còn hàng phàm phu không hiểu ý nghĩa, chỉ biết công năng và lợi ích để hành trì.

Giải thích phần hiển: “Thiên thủ thiên nhãn vô ngại Đại bi”

Câu Kinh này là phần hiển muốn nói về Ngài Quan Thế Âm Bồ Tát hóa thân thành Phật Chuẩn Đề có nghìn tay, nghìn mắt, trong mỗi tay có một con mắt và mỗi tay cầm mỗi khí cụ khác nhau. Vì thế trong Phát Bồ Đề Tâm Luận của Bồ tát Thiên thân nói rằng: “Bồ tát phát tâm lấy lòng từ bi làm đầu. Lòng đại từ của bồ tát vô lượng vô biên nên sự phát tâm cũng vô lượng vô biên mênh mông như chúng sanh giới. Như hư không giới, không chỗ nào là không cùng khắp, sự phát tâm của Bồ Tát cũng như thế, vô lượng vô biên không có cùng tận” [1]

Trong Kinh Duy Ma Cật đức Phật dạy rằng: “Người có trí không nên so sánh với các hàng Bồ Tát. Biển sâu còn có thể dò được, chớ thiền định, trí tuệ, tổng trì, biện tài, tất cả công đức của Bồ Tát không thể đo lường được” [2]

Như vậy mỗi bàn tay là biểu trưng cho công hạnh của Bồ tát vào đời độ sinh với lòng Đại từ đại bi. Bởi vì chúng sinh căn cơ không giống nhau, cho nên Ngài Quan Thế Âm hóa hiện ra nghìn tay (tức nghìn muôn hạnh) phương tiện để độ sinh viên mãn, Bồ Tát có tâm đại từ đại bi nhưng cần phải có đại trí tuệ, vì vậy mỗi lòng bàn tay đều có một con mắt, con mắt là biểu trưng cho trí truệ, một nghìn con mắt biểu trưng cho đại trí tuệ

Nếu hành giả thực hành con đường Bồ Tát hạnh vào đời độ sinh, chỉ có từ bi mà không có trí tuệ, khi gặp chướng duyên dễ bất thối tâm bồ đề, và sự việc hoằng Pháp độ sinh sẽ gặp trở ngại

Ví dụ: Khi chúng ta thực hành Bồ Tát đạo vào đời độ sinh thấy một người nghiện rượu, nghiện thuốc,..không có tiền mua uống nằm than thở kêu rên. Bấy giờ chúng ta động lòng từ bi thương xót lấy tiền ra để bố thí, để giúp họ vượt qua cơn nghiện. Như vậy, chúng ta có từ bi mà thiếu trí tuệ, chúng ta đã giúp những người ấy, vô tình lại tạo thêm khổ đau vì rượu là chất hại người, tai nạn làm mất hạnh phúc gia đình, rượu là nguyên nhân làm mất đi hạt giống trí tuệ, vì thế trong giới thứ năm Sa Di giới cấm uống rượu, đức Phật đã dạy, thà uống nước đồng sôi mà chết còn hơn uống ly rượu. Bởi vì chúng ta uống nước đồng sôi mà chết còn giữ được hạt giống trí tuệ, còn chúng ta uống rượu làm mất đi trí tuệ

Như vậy chúng ta hành Bồ Tát đạo múc đích cứu độ chúng sinh, nhưng ngược lại gây hại đau khổ thêm cho chúng sinh và chúng ta lại vi phạm tinh thần Bồ Tát giới, chẳng những tự mình không uống rượu còn cấm cấm bán rượu: “Nếu Phật tử, tự mình bán rượu, bảo người bán rượu: Nhân bán rượu, duyên bán rượu, cánh thức bán rượu nghiệp bán rượu, tất cả rượu không được bán, rượu là nhơn duyên sanh tội lỗi. Là Phật tử, lẽ ra phải làm cho tất cả chúng sanh có trí huệ sáng suốt, mà trái lại đem sự mê say điên đảo cho tất cả chúng sanh, Phật tử này phạm “Bồ Tát Ba la di tội.” [3]

Như vậy chúng ta hành Bồ Tát đạo vì lòng từ bi cần phải có trí tuệ thì chúng ta không có gặp chướng ngại (vô = không, ngại = chướng ngại)

“Bồ tát phát tâm bằng cách thân cận thiện tri thức, cúng dường chư Phật, tu tập thiện căn, lập chí cầu chánh pháp, tâm thường nhu hòa, gặp khổ chịu nhẫn nhục được, từ bi thuần hậu, thâm tâm bình đẳng, ưa thích pháp đại thừa, mong cầu được trí huệ Phật. Nếu ai có đầy đủ mười điều nói trên mới có thể phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác.” [4]

Bồ Tát phát tâm tu tập Vô thượng Bồ đề lại cần có bốn duyên;

“Một là suy nghĩ đến chư Phật;
Hai là quán các tội lỗi của tự thân;
Ba là thương xót chúng sanh;
Bốn là cầu quả tối thắng, tức quả Phật.”
Nhờ có bốn nhân duyên kia mà tâm bồ đề thêm kiên cố [5]

Trong Đại Trí Độ Luận có nói “Bậc Bồ Tát luôn có tâm dõng mãnh bất thoái ở giữa chúng sinh khởi đại bi tâm thành lập Đại thừa, thực hành đại đạo, thuyết Pháp phá trừ đại tà kiến, đại phiền não, đại ái mạn, đại ngã tâm cho mình và hết thảy chúng sinh” Đó là tâm “Đại Bi” của Bồ Tát thật bao la rộng lớn hạnh nguyện của Ngài vô cùng tận. “Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi”

Vì thế trong Phổ Môn phẩm 25 trong Kinh Pháp Hoa:

Phật mới bảo:“Hỡi này nam tử
Có chúng sanh quốc độ xa gần
Muốn cầu thân Phật độ dân
Quán Âm liền hiện Phật thân hộ trì
Cõi muốn được Bích Chi hóa độ
Hiện Bích Chi vì đó giảng Kinh …
… Vô Tận Ý! Quán Âm Bồ Tát,
Thành tựu phần công đức oai linh
Thần thông hiện các thân hình
Dạo cùng khắp cõi độ sinh thoát nàn”
Bồ Tát hành Bồ tát đạo dùng vô số phương tiện quyền xảo để phù hợp căn cơ của mỗi chúng sinh hóa độ (thiên thủ = nghìn tay chỉ cho phương tiện, hay công hạnh) còn nghìn mắt là chỉ cho Trí tuệ thậm thâm của Bồ Tát để thấu hiểu hết thảy các Pháp, độ tận hết thảy chúng sinh. Nếu còn một chúng sinh đau khổ, Bồ Tát thệ nguyện không thành Vô thượng Bồ đề như Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát đã phát nguyện: “Địa ngục vị không thệ bất thành Phật, chúng sinh độ tận, phương chứng Bồ-đề” Có nghĩa là Địa ngục chưa trống không, tôi thề không thành Phật; chúng sanh độ hết rồi, tôi mới chứng Bồ-đề. Khi đức Phật hỏi ngài Địa Tạng đã bạch Phật rằng: “con ở trong cõi đời xấu ác này độ sanh, những vẫn cảm thấy an lạc như đang an trú trong cảnh giới Niết Bàn.”

Phẩm chất của Bồ Tát:

Tinh thần là Trí tuệ (nghìn mắt),

Sức mạnh là Thiền định,

Sắc thái Đại từ bi (nghìn tay)

Bồ Tát có ba sắc thái này thì hành Bồ Tát đạo đạt đến chỗ “vô ngại”

Khi vị Bồ Tát có đại bi thì cũng đạt được đại trí tuệ (nghìn mắt nằm trong nghìn cánh tay.) Trí tuệ và từ bi là hai diệu tánh của Bồ Tát Quan Thế Âm để độ sanh. Khi Ngài có đầy đủ hai đức Đại bi, và Đại trí thì trên con đường độ sinh tùy theo căn cơ của chúng sinh mà hóa độ viên mãn (vô ngại).

“Tự tại tiêu dao suốt tháng ngày,
Tùy duyên phóng khoáng cõi trần ai,
Rửa sạch lòng trần đầy nhiễm uế
Cuộc đời chi sá bận tâm đâu”
Đó là ý nghĩa: “Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi”

VÒNG TAY TRÌ CHÚ ĐẠI BI



Vòng tay chú đại bi 15li - Giá: 75K/chiếc

http://chudaibiphatday.blogspot.com/2015/12/chu-ai-bi-y-nghia-tri-niem-chu-ai-bi.html

2/ Om mani padme hum

Om mani padme hum [Án ma ni bát di hồng] thần chú và những điều linh ứng

1/ Sức mạnh của việc trì tụng chú Om mani padme hum [Án ma ni bát di hồng]



Trì tụng minh chú Om mani padme hum [Án ma ni bát di hồng] là một việc rất tốt. Tuy vậy, khi tụng chú cần phải nhớ nghĩ đến ý nghĩa của lời chú, vì sáu âm này mang ý nghĩa thâm sâu quảng đại vô cùng.

Âm thứ nhất, OM, là tổng hợp của ba mẫu tự A, U và M, tượng trưng cho thân miệng ý ô nhiễm của người tụng chú, đồng thời cũng tượng trưng cho thân miệng ý thanh tịnh của Phật đà. Có thể nào chuyển thân miệng ý ô nhiễm thành thân miệng ý thanh tịnh được không? hay đây là hai phạm trù hoàn toàn tách biệt? Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm, mang đủ mọi tánh đức. Thân miệng ý thanh tịnh đến từ sự tách lìa trạng thái ô nhiễm, chuyển hóa ô nhiễm thành thanh tịnh. Chuyển hóa bằng cách nào? Phương pháp tu được nhắc đến qua bốn âm kế tiếp.

MANI [ma ni], nghĩa là ngọc báu, tượng trương cho phương tiện, là tâm bồ đề, vì chúng sinh mà nguyện mở tâm từ bi, đạt giác ngộ. Cũng như viên ngọc quí có khả năng xóa bỏ cảnh nghèo, tâm bồ đề cũng vậy, có khả năng xóa bỏ sự bần cùng khó khăn trong cõi luân hồi và niết bàn cá nhân. Như ngọc như ý có khả năng chu toàn mọi ước nguyện của chúng sinh, tâm bồ đề cũng vậy, có khả năng chu toàn mọi ước nguyện chúng sinh.

PADME [bát mê], nghĩa là hoa sen, tượng trưng cho trí tuệ. Hoa sen từ bùn mọc lên nhưng lại không ô nhiễm vì bùn. Tương tự như vậy, trí tuệ có khả năng đặt người tu vào vị trí không mâu thuẫn ở những nơi mà người thiếu trí tuệ đều sẽ thấy đầy mâu thuẫn. Có nhiều loại trí tuệ, trí tuệ chứng vô thường, trí tuệ chứng nhân vô ngã (con người không tự có một cách độc lập cố định), trí tuệ chứng tánh không giữa các phạm trù đối kháng (nói cách khác, giữa chủ thể và khách thể) và trí tuệ chứng sự không có tự tánh. Mặc dù có nhiều loại trí tuệ, nhưng chính yếu vẫn là trí tuệ chứng tánh Không.

Trạng thái thanh tịnh có được là nhờ sự kết hợp thuần nhất giữa phương tiện và trí tuệ, được thể hiện qua âm cuối, HUM [hồng]. Âm này ứng vào trạng thái bất nhị, không thể phân chia. Trong hiển thừa, phương tiện và trí tuệ bất nhị có nghĩa là phương tiện ảnh hưởng trí tuệ, và trí tuệ ảnh hưởng phương tiện. Trong mật thừa, sự hợp nhất này ứng vào một niệm tâm thức trong đó phương tiện và trí tuệ đồng loạt hiện hành. Nói về chủng tự của năm vị Thiền Phật, HUM là chủng tự của Bất Động Phật [Akshobhya], sự đứng yên không gì có thể lay chuyển nổi.

Om mani padme hum, có nghĩa là dựa vào đường tu kết hợp thuần nhất phương tiện và trí tuệ mà người tu có thể chuyển hóa thân miệng ý ô nhiễm của mình thành thân miệng ý thanh tịnh của Phật. Thường nói người tu không thể tìm Phật ở bên ngoài, tất cả mọi nhân tố dẫn đến giác ngộ đều sẵn có từ bên trong. Đức Di Lạc Từ Tôn có dạy trong bộ Tối Thượng Đại Thừa Mật Luận (Uttaratantra) rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tánh trong tâm.

Chúng ta ai cũng mang sẵn trong mình hạt giống thanh tịnh, cốt tủy của Như Lai (Tathatagarbha - Như lai tạng), đó là điều cần nuôi nấng phát triển đến mức tột cùng để bước vào địa vị Phật đà.
(Trích từ tạp chí Phật giáo)

2/ Vòng tay bình an trì tụng cú  Om mani padme hum [Án ma ni bát di hồng]



3/ TRÀNG HẠT PHẬT GIÁO :

  Ý  nghiã số hạt trong phật giáo 

1/ Chuỗi 108 hạt là biểu thị cho cầu chứng 108 pháp Tam Muội mà đoạn trừ 108 phiền não.

2/ Chuỗi 54 hạt là biểu thị cho 54 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức là Thập Tín, Thập Trú, Thâp Hạnh. Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Tứ Thiện Căn Nhân Địa.

3/ Chuỗi 42 hạt là biểu thị cho 42 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức là Thập Trú, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Đẳng Giác, Diêu Giác.

4/ Chuỗi 27 hạt là biểu thị cho 27 cấp vị của Tiểu Thừa tu hành Tứ Hướng Quả, tức là 18 bậc Hữu Học của Tứ Hướng Tam Quả trước, với 9 bậc Vô Học của Đệ Tứ Quả A La Hán.

5/ Chuỗi 21 hạt là biểu thị cho 21 vị, tức là Thập Địa, Thập Ba La Mật và quả vị Phật.

6/ Chuỗi 14 hạt là biểu thị cho 14 Pháp Vô Úy của Bồ Tát Quán Thế Âm.

7/ Chuỗi 1.080 hạt là biểu thị cho 10 cảnh giới, mỗi cảnh giới đều có 108, cho nên cộng thành 1.080.
huỗi đeo tay, vật trang sức quá quen thuộc và phổ biến của nhiều bạn trẻ. Thế nhưng, đằng sau nét đẹp hình thức bên ngoài dường như vẫn có mối liên hệ nào đó đến yếu tố tâm linh khi có khá nhiều bạn trẻ đã tìm và chọn cho mình những xâu chuỗi hạt Phật giáo. Một "mốt" thời trang mới, hay là một điểm tựa tinh thần?

http://vongtayphatphap20013.blogspot.com/

3 món chay đơn giản dễ làm cho ngày rằm

1/ MÌ XÀO NẤM RƠM 



Cách làm món mì xào chay với nấm rơm ngon như ngoài tiệm cực kỳ đơn giản dễ thực hiện nhưng phải đòi hỏi kỹ thuật cao để có thể giữ cho cọng mì vừa mềm dai thấm đậm đà gia vị thơm ngon trong từng cọng mì. Nguyên liệu cho món ăn này rất gần gũi với chúng ta có thể có ngay trong tủ lạnh của mỗi gia đình. Bạn có thể làm món ăn mì xào chay nấm rơm này vào những buổi sáng thanh đạm. Hãy cùng wikinauan.com tham khảo hướng dẫn cách làm món mì xào chay nấm rơm vừa đơn giản vừa thơm ngon nhất dưới đây nhé!
Nguyên liệu làm món mì xào chay nấm rơm

150g nấm rơm tươi
Nước sốt: 1 muỗng canh hàu xốt, 2 muỗng cà phê nước tương, ¼ muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê đường, ¼ muỗng cà phê dầu mè, 1/8 muỗng cà phê hạt tiêu trắng, ½ tách nước
200g mì
2 tép tỏi băm nhỏ
150g hẹ
1 muỗng canh dầu ăn
½ muỗng cà phê rượu trắng
Cách làm mì xào chay nấm rơm ngon

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Rửa sạch hẹ, để khô nước sau đó cắt khúc dài khoảng 4cm.
Rửa sạch nấm rơm, để khô và bỏ phần vỏ ngoài, có thể cắt đôi hoặc ba nếu nếu thấy nấm to.
Bước 2: Luộc mì

Đổ khoảng 4 cốc nước vào chảo đun sôi.
Cho mì vào nước sôi khoảng nửa phút hoặc 1 phút rồi vớt ra ngay.
Cho mì vào rổ và rửa sạch bằng nước lạnh.
Để khô và trộn với nước xốt hàu.

Bước 3: Xào nấm

Bỏ nước trong chảo, đun nóng dầu trên chảo, xào tỏi thơm, cho nấm rơm vào xào cùng cho đến khi chúng chuyển màu nâu, khoảng nửa phút hoặc 1 phút.
Thêm hẹ vào, đổ rượu lên trên và đảo nhanh chóng, gạt hết sang một bên chảo.
Bước 4: Nấu nước sốt

Đổ hỗn hợp nước xốt vào giữa chảo.
Đun nhỏ lửa sau đó đổ mì vào, kết hợp cùng với nấm và hẹ.
Đảo liên tục để chúng khỏi dính vào nhau.
Khuấy đều cho đến khi tất cả sôi và phủ đầy nước xốt.

Múc món ăn ra đĩa và ăn khi còn nóng.

2/ PHÁ LẤU CHAY TỪ MÌ CĂN:


Nguyên liệu

4 cây mì căn, 1 trái dừa tươi, 50g dừa nạo, 1/4 gói ngũ vị hương, 1 muỗng cà phê tỏi băm, 1 muỗng cà phê hành tím băm, 1 muỗng canh hạt điều đỏ

Nước chấm: 50g me vắt, 1 muỗng cà phê sả băm, 1 muỗng cà phê tỏi băm, 1 muỗng cà phê ớt băm, 1/2 muỗng canh nước mắm chay, 1/2 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt

Gia vị: Hạt nêm chay, nước tương, đường, dầu ăn

Thực hiện

-Mì căn chiên vàng, để nguội, cắt miếng vừa ăn.

-Làm nóng 1 muỗng canh dầu ăn, cho hạt điều vào xào cho ra màu, chắt bỏ hạt điều lấy phần dầu.

-Cho mì căn vào thố, ướp với ngũ vị hương, 1/2 hành tỏi băm, hạt nêm chay, đường, nước tương, dầu màu điều, để thấm 30 phút.

-Dừa tươi chặt lấy nước. Dừa nạo cho nước ấm vào vắt lấy 1/2 chén nước cốt.

-Phi thơm 1/2 hành tỏi băm còn lại với dầu ăn, cho mì căn đã ướp vào xào săn, đổ nước dừa vào nấu sôi, vặn lửa riu nấu khoảng 30 phút cho nước dừa thấm vào mì căn, khi thấy nước còn xăm xắp cho nước cốt dừa vào, để sôi lại, tắt bếp.

Nước mắm me: Me cho nước ấm vào giằm lấy 1 chén nước cốt. Phi thơm sả, tỏi, ớt băm với dầu ăn, cho nước me vào nấu sôi, thêm nước mắm chay vào, nêm đường, bột ngọt vừa ăn.

-Cho phá lấu mì căn ra chén, dùng với cơm hoặc bánh mì, chấm nước mắm me.

3/ LẨU THÁI CHAY




Nguyên liệu nấu lẩu Thái chay

– 1 nửa quả dứa
– 5 bìa đậu phụ chiên
– 2 cây tỏi tây
– 3 quả cà chua
– 50g nấm bào ngư
– 50g nấm rơm
– 50g chả quế chay
– 1 mớ rau muống
– 1 bắp rau cải thảo
– 1 mớ rau cần
– 1 hộp nấm kim châm
– Muối,đường, hạt nêm chay
– Nước mắm chay
– Ớt
– Gói gia vị nấu lẩu thái
– Bún tươi hoặc mì chay

Cách nấu lẩu Thái chay

– Nguyên liệu được rửa sạch sẽ. Nấm xé miếng vừa ăn. Chả quế, đậu phụ chiên cắt quân cờ. Dùng một cái nồi lớn. Cho 1 muỗng dầu ăn vào đun sôi sau đó cho nấm rơm, nấm bào ngư, chả quế chay, đậu phụ chiên vào xào qua. Nêm gia vị vừa miệng rồi cho ra đĩa.
– Cho tiếp 1 muỗng dầu ăn vào chảo.Tiếp đó cho tỏi tây đã cắt nhỏ vào phi thơm. Dứa thái miếng vừa ăn được cho vào xào. Thêm cà chua thái miếng vào để tạo màu cho nước dùng. Cho 1500ml nước lọc vào đun sôi.

– Khi nước dùng đã được đun sôi, cho đĩa đồ xào lúc đầu vào kèm theo gói gia vị lẩu Thái có sẵn.  Nêm muối, đường, hạt nêm cho vừa miệng.
– Cho nồi lẩu lên bếp ăn để trên bàn. Xung quanh bày rau củ đã rửa sạch cắt khúc. Thêm đĩa ớt thái miếng để tăng hương vị. Lẩu Thái chay dùng nóng với bún tươi, rắc thêm tiêu, tỏi tây và rau thơm lên sẽ cực kì thơm ngon hấp dẫn.
Ngoài những loại rau củ trong phần nguyên liệu, bạn hoàn toàn có thể thêm những loại rau củ theo sở thích như ngô ngọt, cải cúc… Chúc bạn thực hiện thành công với Cách nấu lẩu Thái chay thơm ngon này nhé!